Archive | 2021

BIẾN THIÊN NHỊP TIM GIẢM LÀ YẾU TỐ NGUY CƠ XUẤT HIỆN RUNG NHĨ MỚI SAU PHẪU THUẬT CẦU NỐI CHỦ VÀNH

 
 
 

Abstract


Hệ thống thần kinh tự chủ có vai trò như là yếu tố khởi phát và là nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp tim. Rung nhĩ mới xuất hiện sau phẫu thuật cầu nối chủ vành có tỉ lệ 5-40% tùy theo nghiên cứu. Mối liên quan giữa biến thiên nhịp tim với rung nhĩ xuất hiện sau phẫu thuật đã được nghiên cứu với các kết quả khác nhau. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu mối liên quan giữa biến thiên nhịp tim giảm trước phẫu thuật với rung nhĩ mới xuất hiện sau phẫu thuật cầu nối chủ vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả theo dõi dọc 119 đối tượng bệnh có nhịp xoang, được phẫu thuật cầu nối chủ vành có tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 6/2016 đến 8/2018. Theo dõi rung nhĩ và biến thiên nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ tại các thời điểm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 7 ngày, 3 tháng và 6 tháng. Kết quả: tỉ lệ rung nhĩ mới xuất hiện sau phẫu thuật 7 ngày 13,7%, sau 3 tháng 13,8% và sau 6 tháng 17,2%. Tỉ lệ biến thiên nhịp tim giảm trước phẫu thuật 28,6%, sau 7 ngày 51,8%, sau 3 tháng 19,6% và sau 6 tháng 12,7%. Biến thiên nhịp tim giảm trước phẫu thuật có nguy cơ xuất hiện rung nhĩ sau phẫu thuật gấp 3 – 4 lần. Chỉ số SDNN giảm có giá trị cao nhất liên quan xuất hiện rung nhĩ sau phẫu thuật. Kết luận: Tỉ lệ rung nhĩ mới xuất hiện sau phẫu thuật cầu nối chủ vành 13,7-17,2% theo dõi đến 6 tháng. Biến thiên nhịp tim giảm là yếu tố nguy cơ xuất hiện rung nhĩ mới sau phẫu thuật cầu nối chủ vành.

Volume 500
Pages None
DOI 10.51298/VMJ.V500I2.360
Language English
Journal None

Full Text